Giới thiệu chung
Về quê khởi nghiệp

Huyện đoàn Thuận Châu 3 2018-10-15 23:47:09

Tốt nghiệp Đại học với tấm bằng cử nhân, nhưng quyết định trở về địa phương lập nghiệp với kiến thức được trang bị nhiều thanh niên đã tìm ra con đường lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Chàng trai trẻ Quàng Văn Tuấn tốt nghiệp khoa Nông – Lâm thuộc trường Đại học Tây Bắc là một điển hình khi đã trở về bản Lả Lốm – xã Chiềng La, Thuận Châu đã không ngừng tìm tòi, mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại nuôi thỏ đem lại nguồn thu nhập đáng kể, đóng góp tích cực vào phong trào thanh niên lập nghiệp, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Sinh năm 1994, sau khi tốt nghiệp đại học Tuấn đã nộp hồ sơ vào các cơ quan, đơn vị tuyển dụng, xong may mắn chưa tới với chàng thanh niên trẻ. Trải qua hơn thử sức với nhiều công việc khác nhau nhưngkhông ổn định. Chàng trai trẻ Quàng Văn Tuấn quyết định trở về địa phương tại bản Lả Lốm – xã Chiềng La, Thuận Châu với khả năng tiếp cận thị trường, sự nhạy bén trong tư duy, sau khi nghiên cứu, tìm tòi nhận thấy trong những năm gần đây, nhu cầu về thực phẩm tăng cao, mặt khác thịt thỏ lại là loại thịt chứa nhiều protein hơn so với thịt bò, thịt dê, thị lợn, ít chất béo không gây béo phì, nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thấy nơi mình sinh sống đáp ứng được điều kiện nuôi thỏ, chính vì vậy Tuấn đã quyết định Tuấn quyết định xây dựng chuồng trại nuôi thỏ theo hướng hàng hóa . Mô hình phát triển chăn nuôi thỏ đã được anh Tuấn đầu tư và có nhiều triển vọng tích cực. Nhờ chịu khó và tinh thần dám nghĩ dám làm, anh đã xây dựngmột trang trại nuôi thỏ quy mô  gồm 600 lồng với hệ thống cung cấp nước uống tự động cho thỏ. Qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư không quá lớn, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 100 con thỏ giống New Zealand về nuôi thử nghiệm bắt đầu vào tháng 6 năm 2017. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm những chú thỏ con lứa đầu tiên sau khi sinh ra đều bị chết. Sau những thất bại ấy, anh Tuấn lại mày mò tìm hiểu nguyên nhân thông qua mạng Internet và từ các chủ trang trại khác. Rút kinh nghiệm từ thất bại, Tuấn tiến hành xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh, kín gió về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Thực hiện theo đúng hướng dẫn về chăn nuôi thỏ ngoại, sau 2 tháng đàn thỏ của anh Tuấn đã sinh trưởng và phát triển lên 300 con.

Sau đó, anh Tuấn đã đến cơ sở Thỏ sạch Sóc Sơn (Hà Nội) nhập thêm 300 thỏ về phối giống. Do nắm được kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi cùng với sự cẩn thận nên đàn thỏ của anh Tuấn nuôi luôn sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt hiệu quả cao. Hiện tại đàn thỏ của trang trại nà Tuấn đã lên tới 600 con, trong đó có 250 thỏ mẹ, số còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Tuấn đã chọn lọc để xuất thỏ thịt tới các nhà hàng phục vụ ăn uống, ngoài ra anh Tuấn còn hướng tới các đối tượng là các bạn trẻ có nhu cầu nuôi thỏ làm thú cưng. Dù mới số lượng xuất thỏ vẫn còn nhỏ, xong doanh thu từ bán thỏ trừ chi phí còn lãi từ 4-5 triệu đồng/đợt xuất. Từ khi xây dựng mô hình đến nay Tuấn đã xuất được 5 lứa, sau khi trừ chi phí Tuấn thu về số lãi 25 tiệu đồng.

Điều đặc biệt của mô hình phát triển của anh Tuấn đó là anh đã nuôi thỏ kết hợp giun quế, toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên chuồng thỏ không có mùi hôi hám. Anh Tuấn thiết kế chuồng nuôi cách mặt đất gần 01mét, phía dưới là các luống giun rộng 1,2-1,5mét, cao chừng 16-17cm được xây gạch bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ 60cm. Phương pháp này giúp cả hai loài vật đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Trước hết là do gầm chuồng thỏ luôn râm mát nên giun sinh sôi nhanh. Chất thải của thỏ được phân giải hết nhờ những con giun quế đã tạo môi trường trong lành hơn nên thỏ cũng lớn nhanh, không bị bệnh nấm hay ghẻ như trước đây. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm của gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh cho thu nhập 2 triệu đồng/tháng.

Với sức trẻ và niềm đam mê, anh Quàng Văn Tuấn đã góp phần đa dạng trong phát triển vật nuôi, thúc đẩy việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Hy vọng rằng trong mô hình này sẽ được nhân rộng nhiều hơn.

                                                                                                                                Thùy Trang- Quỳnh Liên

Tiêu đề chuyên mục